Đối chiếu chữ quốc ngữ với ngữ âm tiếng Việt Chữ_Quốc_ngữ

Phụ âm đầu

Phụ âm đầu trong chữ quốc ngữ là các chữ cái phụ âm và chữ ghép đứng đầu từ. Ví dụ: xem có phụ âm đầu là x, phim có phụ âm đầu là ph. Chữ quốc ngữ có 17 chữ cái phụ âm (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x) và 11 chữ ghép (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr). Tất cả các chữ cái phụ âm và chữ ghép trong chữ quốc ngữ đều có thể làm phụ âm đầu.[8]

Phụ âm đầu
chữ quốc ngữ
Phát âm
(ghi bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế)
Chú dẫn
Phương ngữ miền Bắc[9][10]Phương ngữ miền Nam[10][11]
b/ɓ/Đừng nhầm ký hiệu /ɓ/ với chữ b.
c/k/Giống chữ K
ch/tɕ//c/Trong phương ngữ miền Bắc ch ở đầu từ và tr đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /tɕ/.[note 1][12]
Âm /ʈ͡ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm ch ở đầu từ và tr giống nhau, cả hai đều được phát âm là /c/.[12]
Đừng nhầm ký hiệu /t͡ɕ/ với ký hiệu /ʈ͡ʂ/. /t͡ɕ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát chân răng-vòm vô thanh. /ʈ͡ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát quặt lưỡi vô thanh.
/c/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc vòm vô thanh.
d/z//j/Trong phương ngữ miền Bắc d, gi, r đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]
Trong phương ngữ miền Nam d, gi, v đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /j/.[14]
đ/ɗ/Đừng nhầm ký hiệu /ɗ/ với chữ d.
g/ɣ/G được phát âm là /ɣ/ khi sau g là một trong tám chữ cái nguyên âm sau: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Ví dụ: gà, gặt, gấp, gọt, gối, gỡ, guốc, gương.[15]G biến đổi thành dạng "gh" khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
gh/ɣ/G biến đổi thành dạng "gh" khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
gi/z//j/Trong phương ngữ miền Bắc gi, d, r đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]
Trong phương ngữ miền Nam gi, d, v đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /j/.[14]

Trong các từ gì (vần i), gí (vần i) gích (vần ích), gìm (vần im), gìn (mang vần in), gíp (mang vần íp), giếc (mang vần iếc), giêng (vần iêng), giếng (mang vần iêng), giết (mang vần iết), giễu (mang vần iêu),..., theo đúng lối ghép chữ thì phải có hai chữ i nhưng đã có sự giản lược một ký tự 'i'.

Tại miền Bắc, theo truyền thống để giúp phân biệt chính tả, một số nhà trường dạy học sinh phát âm d là /z/, gi là /ʒ/, r là /r/ như chữ Quốc ngữ đã ghi, khác với cách phát âm của phương ngữ Trung - Nam Bộ.

Tại miền Nam, các nhà trường dạy học sinh phát âm gi là /j/, d là /z/. Tuy nhiên cả hai cách phát âm trên chỉ nhằm mục đích giúp học sinh phân biệt chính tả, hiếm khi thấy có trong thực tiễn phát âm hàng ngày.

h/h//h/, ∅Trong phương ngữ miền Nam chữ h thường không được phát âm trong trường hợp đứng trước âm đệm /w/, cụ thể trong hai trường hợp sau:[16][17]
  1. Sau chữ h là chữ u, sau chữ u là một trong bốn chữ â, ê, ơ, y. Ví dụ: huân, huênh, huơ, huýt.
  2. Sau chữ h là chữ o, sau chữ o là chữ a hoặc chữ ă, e. Ví dụ: hoàng, hoặc, hoè.
k/k/Giống chữ C
kh/x/Trong phương ngữ Nam Bộ, /x/ còn được phát âm bật hơi /kh/. Cách phát âm này cũng bắt gặp ở một vài thổ ngữ Bắc Trung Bộ hay cách phát âm của người cao tuổi vùng nông thôn Bắc Bộ.

Ở Nam Bộ, chùm /xw/ có thể bị thay thế bằng /f/. Cách phát âm này không xuất hiện ở người có trình độ học thức.

l/l/Tại các địa phương thuộc Đông Bắc Bộ (trừ trung tâm Hà Nội), hai phụ âm /l/ và /n/ bị lẫn lộn với nhau. Dân gian gọi đây là hiện tượng nói ngọng.
m/m/
n/n/Tại các địa phương thuộc Đông Bắc Bộ (trừ trung tâm Hà Nội), hai phụ âm /l/ và /n/ bị lẫn lộn với nhau. Dân gian gọi đây là hiện tượng nói ngọng.
ng/ŋ//ŋ/Chữ Ng biến đổi thành dạng Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. Ở Nam Bộ âm ŋ/

có thể bị lược khi đứng trước âm /w/.

ngh/ŋ/
nh/ɲ/
p/p, ɓ/Chữ p được phát âm như b trong phương ngữ miền Nam.
ph/f/Ở một số địa phương thuộc vùng nông thôn Nam Bộ Việt Nam ph được phát âm là /ph/.[18] Cách phát âm này cũng bắt gặp ở một vài thổ ngữ Bắc Trung Bộ hay cách phát âm của người cao tuổi vùng nông thôn Bắc Bộ. Một vài nơi còn phát âm bằng âm môi-môi /ɸ/ như Lý Sơn (Quảng Ngãi).
q/k/Chữ q trong phương ngữ miền Nam không được phát âm. Q được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /k/ khi người ta phát âm dựa theo chính tả.[16][19]
qu/kw//w/
r/z/, /r//r/, /ɹ/, /ʐ/Trong phương ngữ miền Bắc r, d, gi đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]. Tuy vậy trong các từ vay mượn r lại được đọc là /ɹ/. Ở một số tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, chữ r được phát âm theo cách rung lưỡi /r/.[20] Cách phát âm tương tự cũng xuất hiện ở một vài tỉnh miền Trung.

Ở miền Trung (Huế) chữ r được phát âm quặt lưỡi /ʐ/.

Trong thơ ca dân gian và truyền thống ở Trung và Nam bộ, chữ r được phát âm là /ʐ/. Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, ca sĩ luôn hát chữ r (bó rơm, rừng tràm) bằng âm /ʐ/.

Ở Nam Trung Bộ và đa số các tỉnh miền Nam, chữ r thường được phát âm là /ɹ/ khi giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra cũng còn nhiều biến thể tự do khác nữa.

Phương ngữ Nam bộ, đặc biệt là ở Tây Nam Bộ, chữ r thường được phát âm giống chữ g.

s/s//s, ʂ/Trong phương ngữ miền Bắc s đồng âm với x, cả hai đều được phát âm là /s/.[21]
Âm /ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm s và x giống nhau, cả hai đều được phát âm là /s/ giống như phương ngữ miền Bắc.[12] Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, chữ s luôn được phát âm là /ʂ/ để phân biệt với x. Ví dụ: dòng sông, sóng xô.
Đừng nhầm ký hiệu /s/ với ký hiệu /ʂ/. /s/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát xuýt chân răng vô thanh. /ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát quặt lưỡi vô thanh.
t/t/
th/tʰ/
tr/t͡ɕ//c, ʈ͡ʂ/Trong phương ngữ miền Bắc tr và ch ở đầu từ đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /t͡ɕ/.[12]
Âm /ʈ͡ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm ch ở đầu từ và tr giống nhau, cả hai đều được phát âm là /c/.[12] Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, chữ tr luôn được phát âm là /ʈ͡ʂ/ để phân biệt với tr. Ví dụ: Thủy triều, em đi trên cỏ non.
Đừng nhầm ký hiệu /t͡ɕ/ với ký hiệu /ʈ͡ʂ/. /t͡ɕ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát chân răng-vòm vô thanh. /ʈ͡ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát quặt lưỡi vô thanh.
/c/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc vòm vô thanh.
v/v//j/Chữ v thường được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /j/, đồng âm với d, gi. V được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /vj/ hoặc /ɓj/ để phân biệt với d, g, gi khi người ta phát âm dựa theo chính tả.[22][23]
x/s/Trong phương ngữ miền Bắc x và s đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /s/.[21]
Trong phương ngữ miền Nam người nào phát âm chữ s là /s/ thì x sẽ đồng âm với s, người nào phát âm chữ s là /ʂ/ thì x và s không đồng âm. Âm /ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm hai chữ s, x là /s/ giống như phương ngữ miền Bắc.[12]
Đừng nhầm ký hiệu /s/ với ký hiệu /ʂ/. /s/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát xuýt chân răng vô thanh. /ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát quặt lưỡi vô thanh.
Đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Nguyên âm

Có 11 ký tự nguyên âm đơn A, Ă, Â, E, Ê, I/Y, O, Ô, Ơ, U, Ư.

Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có: 26 nguyên âm đôi, còn gọi là trùng nhị âm (AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA/IÊ (còn viết là: YA/YÊ), IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA/UÔ, UÂ, ƯA/ƯƠ, UÊ, UI, ƯI, UƠ, ƯU, UY) và 12 nguyên âm ba hay trùng tam âm (IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAO, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA/UYÊ, UYU).

Có các nguyên âm: Ă, Â, IÊ/YÊ, OĂ, OO, ÔÔ, UÂ, UÔ, ƯƠ, UYÊ bắt buộc phải thêm phần âm cuối được chia theo quy tắc đối lập bổ sung như sau:

  • Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ/YÊ, UÂ, UÔ, ƯƠ.
  • Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.

Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy ta chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA (Dạng biến thể của IÊ), IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, UA (Dạng biến thể của UÔ), UI, ƯA (Dạng biến thể của ƯƠ), ƯI, ƯU, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA (Dạng biến thể của UYÊ) và UYU. Trong phát âm và viết thành chữ Quốc ngữ thì việc lên xuống, kéo dài âm từ để biểu hiện từ tượng thanh, tượng hình và lớn, nhỏ... luôn là việc cần thiết.

Có mối liên hệ phức tạp giữa nguyên âm và cách phát âm của chúng. Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba, và nhiều khi các cách viết nguyên âm khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm.

Bảng sau cho biết các cách phát âm có thể tương ứng với từng cách viết nguyên âm:

Cách viếtPhát âmCách viếtPhát âm
a/ɐː/, /ɐ/, /a:/o/ɔ/, /ɐw/, /w/
ă/ɐ/,/ʌ/,/a/ô/o/, /ɜw/,/ou/
â/ə/ơ/əː/
e/ɛ/,/æ/u/u/, /w/
ê/e/, /ei/ư/ɨ/,[ɯ]
i/i/, /j/y/i/, /j/, /i:/

Hiện nay các nhà ngôn ngữ học chưa có sự thống nhất hoàn toàn về số lượng nguyên âm trong tiếng Việt[24]. Tuy nhiên, quan điểm phổ biến cho rằng tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và không có nguyên âm ba[25], gồm: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/.

Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đơn:

Nguyên âm đơn
/i/
  • i (ngắn) i: /si/ = cây si, tính.
    1. phân biệt với y khi tả âm, tượng hình như: hi hi thay vì hy hy. ti hí, hủ hỉ.
  • y (dài) y: /mi/ = Mỹ (là từ Hán-Việt), kỹ thuật.
  • sẽ là y nếu
    1. bắt đầu một từ: /iɜw/ = yêu. (không áp dụng cho nguyên âm đôi, nguyên âm ba)
    2. dùng cho danh từ có phụ âm đơn đứng trước,
    3. đứng riêng độc lập về âm không kèm phụ âm: y tế
  • (Chú ý là cả iy đều cũng có thể dùng biểu thị cho /j/.)
/e/,/ei/
  • ê
/ɛ/,/æ/
  • e
/ɨ/,/ɯ/
  • ư
/əː/
  • ơ
/ɜ/
  • /ɜ/
/ɐː/,/a:/
  • a
/ɐ/
/u/
  • u
/o/,/ou/
  • ô
/ɔ/
  • o

Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đôi và ba:

Nguyên âm đôi & ba
Phát âmCách viếtPhát âmCách viết
Nguyên âm đôi
/uj/ui */iw/iu **
/oj/ôi */ew/êu **
/ɔj/oi */ɛw/eo ***
/əːj/ơi */əːw/ơu **
/ɜj/ây, ê */ɜw/âu, ô **
/ɐːj/ai */ɐːw/ao ***
/ɐj/ay, a */ɐw/au, o **
/ɨj/ưi */ɨw/ưu **
/iɜ/ia, ya, iê, yê/uɜ/ua, uô
/ɨɜ/ưa, ươ/o:/oo
Nguyên âm ba
/iɜw/iêu, yêu **/uɜj/uôi *
/ɨɜj/ươi */ɨɜw/ươu **
* Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) i.** Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) u.*** Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) o.
/iɜ/
  • ia nếu không có phụ âm nằm sau /miɜ/ = mía
  • nếu có phụ âm nằm sau /miɜŋ/ = miếng
  • thay i bằng y tại đầu từ hoặc sau một chữ cái nguyên âm:
    • ya: /xwiɜ/ = khuya
    • : /xwiɜn/ = khuyên; /iɜn/ = yên

/uɜ/

  • ua nếu không có phụ âm nằm sau /muɜ/ = mua
  • nếu có phụ âm nằm sau /muɜn/ = muôn

/ɨɜ/

  • ưa nếu không có phụ âm nằm sau /mɨɜ/ = mưa
  • ươ nếu có phụ âm nằm sau /mɨɜŋ/ = mương

Dấu thanh

Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt đều luôn mang một thanh điệu nào đó. Phương ngôn tiếng Việt miền Bắc có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt miền Trung và miền Nam có năm thanh điệu.

So sánh điệu trị thanh điệu các phương ngôn tiếng Việt
Thanh điệuBắc BộBắc Trung BộTrung BộNam Bộ
VinhThanh
Chương
Hà Tĩnh
ngang˧ 33˧˥ 35˧˥ 35˧˥ 35, ˧˥˧ 353˧˥ 35˧ 33
huyền˨˩̤ 21̤˧ 33˧ 33˧ 33˧ 33˨˩ 21
sắc˧˥ 35˩ 11˩ 11, ˩˧̰ 13̰˩˧̰ 13̰˩˧̰ 13̰˧˥ 35
hỏi˧˩˧̰ 31̰3˧˩ 31˧˩ 31˧˩̰ʔ 31̰ʔ˧˩˨ 312˨˩˦ 214
ngã˧ʔ˥ 3ʔ5˩˧̰ 13̰˨̰ 22̰
nặng˨˩̰ʔ 21̰ʔ˨ 22˨̰ 22̰˨̰ 22̰˨˩˨ 212

Trừ thanh ngang không có ký hiệu riêng để biểu thị (vì vậy mà một số người gọi nó là "thanh không dấu"), chữ quốc ngữ dùng năm ký hiệu gọi là "dấu thanh" hoặc "dấu", để biểu thị thanh điệu của tiếng Việt.

Thanh điệuDấu phụNguyên âm mang dấu phụ, gọi là dấu âm.
NgangKhông cóA/aĂ/ăÂ/âE/eÊ/êI/iO/oÔ/ôƠ/ơU/uƯ/ưY/y
HuyềnDấu huyềnÀ/àẰ/ằẦ/ầÈ/èỀ/ềÌ/ìÒ/òỒ/ồỜ/ờÙ/ùỪ/ừỲ/ỳ
SắcDấu sắcÁ/áẮ/ắẤ/ấÉ/éẾ/ếÍ/íÓ/óỐ/ốỚ/ớÚ/úỨ/ứÝ/ý
HỏiDấu hỏiẢ/ảẲ/ẳẨ/ẩẺ/ẻỂ/ểỈ/ỉỎ/ỏỔ/ổỞ/ởỦ/ủỬ/ửỶ/ỷ
NgãDấu ngãÃ/ãẴ/ẵẪ/ẫẼ/ẽỄ/ễĨ/ĩÕ/õỖ/ỗỠ/ỡŨ/ũỮ/ữỸ/ỹ
NặngDấu nặngẠ/ạẶ/ặẬ/ậẸ/ẹỆ/ệỊ/ịỌ/ọỘ/ộỢ/ợỤ/ụỰ/ựỴ/ỵ

Các vần trong chữ Quốc ngữ (Những vần cái của tiếng Việt)

Tiếng Việt hiện đại có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được ghi lại gọi là chữ gồm năm yếu tố: Phụ âm đầu, Âm đệm, Âm chính, Âm cuối, và thanh điệu. Vần hay còn gọi âm vận nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu luôn luôn phải có. Vần được chia ra như sau:[cần dẫn nguồn]

  • Vần đơn: Chỉ có một nguyên âm và thanh điệu (a,e,o,u,..)
  • Vần ghép: Do nhiều nguyên âm hợp lại và thanh điệu mà thành (ai, ay, oai,...).Vần ghép có thể là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba.
  • Vần trơn: Có nguyên âm ở cuối và thanh điệu (ai, êu, oai, ươi,...).
  • Vần cản: Có phụ âm theo sau và thanh điệu (ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at,...).

+ A

- a, ac, ach, ai, am, an, ang, anh, ao, ap, at, au, ay.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Lưu ý: âm đầu /ʔ/ không được thể hiện trên chính tả.

+ Ă

- ăc, ăm, ăn, ăng, ăp, ăt.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Â

- âc, âm, ân, âng, âp, ât, âu, ây.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

+ E

- e, ec, em, en, eng, eo, ep, et.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, ch, d, đ, gh, gi, h, k, kh, l, m, n, ngh, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Ê

- ê, êch, ênh, êm, ên, êp, êt, êu.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, ch, d, đ, gh, gi, h, k, kh, l, m, n, ngh, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Lưu ý: gi chỉ thực sự đứng trước 3 vần: ê, ênh, êch. Khi ghép với các vần còn lại nó gây ra tranh cãi về cách đọc (chẳng hạn giền có thể hiểu là gi+iền hoặc gi+ền)

+ I

Gồm các vần:

1. i, ich, im, in, inh, ip, it, iu.

2. ia, iêc, iêm, iên, iêng, iêp, iêt, iêu.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, ch, d, đ, gh, gi, h, k, kh, l, m, n, ngh, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Lưu ý:

  • Khi gi ghép với các vần bắt đầu với i thì một chữ i bị giản lược, trừ trường hợp gi+ia=gya.
  • Khi qu ghép với i thì chuyển i thành y, ví dụ: qu+i=quy, qu+iên=quyên. qu không ghép với vần ia

+ O

- Gồm các vần:

1. o, oc, oi, om, on, ong, op, ot, oong, ooc.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Lưu ý: Âm đệm không đứng trước nguyên âm o, trừ ngoại lệ: “quọ”.

2. oa, oac, oach, oai, oam, oan, oang, oanh, oao, oap, oat, oay,

- oăc, oăm, oăn, oăng, oăt,

- oe, oen, oeo, oet; oem, oeng (hiếm gặp).

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Ô

- ô, ôc, ôi, ôm, ôn, ông, ôp, ôt.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Ơ

- ơ, ơi, ơm, ơn, ơp, ơt.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

+ U

- Gồm các vần:

1. u, uc, ui, um, un, ung, up, ut.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, r, s, t, th, tr, v, x.

2. ua, uôc, uôi, uôm, uôn, uông, uôt.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, q, r, s, t, th, tr, v, x.

Lưu ý: Âm /k/ khi đứng trước nguyên âm đôi ua/uô được ghi lại bằng c, ngoại lệ duy nhất là “quốc” được ghi lại bằng q để khu biệt ý nghĩa: q+uốc = quốc

3. uây, uân, uâng, uât

- uơ.

- uê, uênh, uêch.

- uy, uych, uynh, uyt, uyu; uyn, uyp. (chỉ gặp trong từ mượn).

- uya, uyên, uyêt.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Ư

- Gồm các vần:

1. ư, ưc, ưi, ưu, ưng, ưt, ưm (hiếm gặp trong ừm, hừm).

2. ưa, ươc, ươi, ươm, ươn, ương, ươp, ươt, ươu.

Phụ âm đầu: /ʔ/, b, c, ch, d, đ, g, gi, h, kh, l, m, n, ng, nh, ph, r, s, t, th, tr, v, x.

+ Y

- Gồm các vần:

1. y.

Phụ âm đầu: /ʔ/, h, k, l, m, qu, t, n, s, th, v (hiếm gặp - chỉ xuất hiện trong tên riêng như: ny, sỹ, thy, vy, vỹ).

2. yêm, yên, yêng, yêt, yêu.

Phụ âm đầu: /ʔ/.

Danh sách trên chỉ gồm các vần có mặt trong tiếng Việt toàn dân, một số vần cổ như: ơng (cơng cơng), uyêc (tuyếc-bin), ơu (nớu),... hay chỉ xuất hiện tại một vùng phương ngữ nào đó như: ôông, ôôc, ưn, êng,... không được liệt kê.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Quốc_ngữ http://www.cjvlang.com/Writing/writsys/writviet.ht... http://www.saigon.com/~diction/articles/my-mi.viq http://huyhoang.thuhoavn.com/ngon-ngu-hoc/tieng-vi... http://www.seasite.niu.edu/jsealt/Volume2008/Diale... http://halshs.archives-ouvertes.fr/docs/00/92/00/6... http://chimviet.free.fr/37/nddg102.htm http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://ttntt.free.fr/archive/dxkienchiivay.html http://giaophannhatrang.net/index.php?nv=news&op=V... http://ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=nguam&pst...